CỜ VÂY

CỜ VÂY

Là bộ môn thể thao trí tuệ, đòi hỏi sự tuy duy nhạy bén, cờ vây đã trở thành trò chơi được nhiều người yêu thích, góp phần kích thích trí não hoạt động. Vậy cách chơi cờ vây như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ là những thông tin chi tiết giúp bạn […]

  • 1 - 2 người
  • 15 - 45 phút
  • +
  • 3.4 / 5
button-evalute Đóng góp đánh giá

ĐÁNH GIÁ BOARDGAME

icon close
icon happyVui vẻ: 1
icon calculateTính toán: 1
icon timeThời gian: 1
icon foolLừa gạt: 1
icon complexityĐộ phức tạp: 1

Mô tả trò chơi:

Là bộ môn thể thao trí tuệ, đòi hỏi sự tuy duy nhạy bén, cờ vây đã trở thành trò chơi được nhiều người yêu thích, góp phần kích thích trí não hoạt động. Vậy cách chơi cờ vây như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ là những thông tin chi tiết giúp bạn giải đáp câu hỏi này.

Cờ vây là gì?

Cờ vây là bộ môn thể thao trí tuệ được cộng đồng quốc tế công nhận là một trong những loại cờ xuất hiện sớm nhất. Bộ môn này có nguồn gốc từ đất nước Trung Hoa cổ đại. Ban đầu, cờ vây được chơi phổ biến ở các nước châu Á, sau đó lan dần ra khắp thế giới. 

Bộ cờ vây hoàn chỉnh bao gồm 1 bàn cờ và các quân cờ. Cụ thể:

  • Bàn cờ: bao gồm 19 đường kẻ ngang và 19 đường kẻ dọc, tạo thành các ô trống nhỏ. Các góc nhỏ của các ô trống chính là giao điểm để người chơi đặt các quân cờ. 19 đường kẻ ngang và 19 đường kẻ dọc đã tạo nên 361 giao điểm chính, các điểm đen trung tâm được đánh dấu sẵn (sao trung tâm). Theo văn hóa phương Đông, 4 góc của bàn cờ là biểu tượng của 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông; 361 giao điểm tượng trưng cho 361 ngày trong một năm (tính theo lịch âm).
  • Quân cờ: bao gồm 181 quân đen và 180 quân trắng
Cờ vây là bộ môn thể thao trí tuệ

Luật chơi cờ vây

Để biết cách chơi cờ vây, người chơi cần nắm rõ những điều luật cơ bản sau đây:

Điều 1: Đây là trò chơi đấu trí giữa 2 người

Điều 2: Ban đầu trên bàn cờ sẽ chưa có quân cờ nào. Mỗi người sẽ nắm giữ một quân cờ có màu trắng hoặc màu đen. Theo luật, người có quân cờ màu đen sẽ đi trước do có số lượng nhiều hơn. Tuy nhiên, quân trắng cũng có thể đi trước trong trường hợp chấp quân. 

Chấp quân có nghĩa là người tạo bàn cờ có quyền chấp từ 2 – 9 quân. Các quân chấp sẽ được lần lượt đặt vào các vị trí từ sao thiên nguyên, sao góc và sao biên. Quân nào đặt vào các sao sẽ được quyền đi trước. 

Điều 3: Quân cờ chỉ được đặt vào giao điểm của đường kẻ, không đặt vào giữa hoặc trên cạnh của ô vuông

Điều 4: Quân cờ không được phép di chuyển nếu đã đặt vào bàn cờ. Tuy nhiên, quân cờ bị bắt làm tù binh, bị nhấc ra ngoài có thể di chuyển được. 

Điều 5: Người chơi nào chiếm được nhiều đất hơn sẽ là người thắng cuộc

Điều 6: Quân cờ nào bị đối phương làm cho hết “khí” được gọi là “tù binh”. Khi đó, quân cờ tù binh sẽ bị nhấc ra khỏi bàn cờ. 

Điều 7: Người chơi không được phép đặt quân cờ khác vào vị trí đã mất hết “khí”, ngoại trừ trường hợp ăn quân. 

Điều 8: Mỗi người sẽ được đặt 1 quân cờ của mình 1 lần, luân phiên nhau. Người chơi nào đặt từ 2 quân trở lên trong 1 lần đi cờ sẽ bị xử thua ngay lập tức.

Điều 9: Đến lượt của mình, người chơi có quyền không đi cờ lượt đó. Nếu cả 2 người cùng bỏ lượt, ván đấu sẽ kết thúc. Người thắng cuộc là người có số quân cờ trên bàn cờ nhiều hơn. 

luật chơi cờ vây

Các thuật ngữ thường sử dụng trong cờ vây

Mỗi bộ môn thể thao đều có những thuật ngữ riêng được sử dụng trong quá trình thi đấu và tập luyện. Bộ môn cờ cây cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Trong bộ môn cờ vây, các thuật ngữ thường xuyên được sử dụng khá đơn giản và dễ hiểu, bao gồm:

Vùng đất: là khu vực đã được bao quanh bởi quân trắng hoặc quân đen. Người chơi có thể sử dụng ngay góc hoặc vùng biên của bàn cờ để chiếm đất cho mình. Mục là đơn vị của đất, tức là giao điểm trống của đường kẻ. 

Để giành chiến thắng, người chơi phải cố gắng dành được nhiều đất nhất có thể. Nếu cảm thấy không còn khả năng chiếm đất, người chơi có thể bỏ lượt. Nếu cả 2 người chơi đều bỏ lượt, ván cờ sẽ kết thúc. Người thắng cuộc là người có số đất trên bàn cờ nhiều hơn. Tuy nhiên, quân trắng có thể sẽ được cộng thêm 5.5 đến 6.5 đất do phải đi sau tùy theo giao ước của 2 bên trước khi bắt đầu trận đấu.

Khí: là giao điểm nằm sát quân cờ theo các đường ngang và dọc. Số lượng khí của quân cờ sẽ thay đổi theo vị trí:

  • Nằm giữa bàn cờ: 4 khí
  • Nằm trên biên: 3 khí
  • Nằm ở góc: 2 khí

Để tăng khí, người chơi nên đặt quân cờ thành một đám quân. Nếu đối phương đặt quân cờ bên cạnh đám quân của mình, số lượng khí sẽ bị giảm. 

Tù binh: chính là những quân cờ bị quân của đối phương bao quanh. Hết khí sẽ bị loại ra khỏi bàn cờ và trở thành tù binh của đối phương. 

Bắt quân hay ăn quân: Trong trường hợp đối phương chặn hết khí quân cờ của mình, quân cờ đó sẽ bị bao vây và bị loại ra khỏi bàn cờ. Mỗi bên sẽ để riêng tù binh và dùng chúng để tính điểm vào cuối ván cờ. 

Điểm hết khí: chính là giao điểm bị một bên vây kín. Luật cờ vây có 2 loại nước cấm, bao gồm:

  • Cấm đi vào giao điểm đã bị đối phương vây chặt (chặn hết khí)
  • Cấm đi vào những giao điểm cuối cùng của đám quân đã bị đối phương vây chặt

Quân chết kỹ thuật là những quân cờ còn khí nhưng đã nằm trong vòng vây của đối phương, không có mắt, không có đường thoát và không sống chung. Nếu không còn đường thoát, đám quân này có thể sẽ bị nhấc ra khỏi bàn cờ hoặc bắt làm tù binh đến khi hết ván. 

thuật ngữ trong cờ vây

Mắt: được tạo nên bởi một hay nhiều giao điểm trống của một đám quân bị một bên vây kín. Quân cờ của đối phương không thể đặt chân vào khu vực này. Mắt được chia làm 2 loại: mắt to và mắt nhỏ. Mắt nhỏ có từ 1 – 2 giao điểm.. Mắt to sẽ có từ 3 giao điểm trở lên. 

Ngoài ra, cờ vây còn có cách chia khác, bao gồm mắt thật và mắt giả. Mắt giả là mắt thiếu quân, có thể sẽ không còn là mắt nữa. Mắt thật là mắt không có khiếm khuyết, hoàn chỉnh, các vị trí đều có đủ quân. 

Nhìn chung, cách chơi cờ vây khá đơn giản. Tuy nhiên, những người mới học chơi cờ vây sẽ rất khó nhận ra quân cờ của mình có bị hết khí không nên sẽ dễ bị thua. Nắm rõ luật chơi chắc chắn sẽ chắc phần thắng trong tay. 

Cách xét kết quả ván cờ vây

Khi bắt đầu chơi, hai bên có thể trao đổi và giao ước với nhau về cách cộng đất cho người cầm quân trắng như sau:

  • Người đi trước: không được cộng thêm đất
  • Người đi sau: tùy vào từng loại bàn cờ sẽ được cộng mức khác nhau
  • Bàn cờ 19×19: cộng thêm 6.5 vùng đất
  • Bàn cờ 17×17: cộng thêm 4.5 vùng đất
  • Bàn cờ 15×15: cộng thêm 3.5 vùng đất
  • Bàn cờ 13×13: cộng thêm 2.5 vùng đất
  • Bàn cờ 11×11: cộng thêm 1.5 vùng đất
  • Bàn cờ 9×9: cộng thêm 0.5 vùng đất

Trao trả tù binh: Bên trắng có tù binh là các quân đen sẽ đặt chúng vào khu vực đất của quân đen và ngược lại, quân đen cũng đặt tù binh vào khu vực đất của quân đen. 

Đếm đất: khi kết thúc ván cờ

Tính đất: Người đi cờ trước sẽ giữ nguyên số đất đếm được. Số đất của người đi cờ sau có thể bằng số đất đếm được hoặc cộng thêm tùy theo loại bàn cờ. Người nào có số đất lớn hơn là người thắng cuộc. 

cách xem kết quả ván cờ vây

Kết luận

Cờ vây là trò chơi khá thú vị, đòi hỏi người chơi phải tư duy và có chiến lược đúng đắn để đưa ra những nước cờ hợp lý. Bài viết trên là những thông tin chi tiết về cách chơi cờ vây, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu về bộ môn này. 

HuynhQuangDieu
Game liên quan
Game quan tâm nhất