CỜ GÁNH

CỜ GÁNH

Trò chơi Cờ Gánh hay Cờ Chém cũng từng là một bầu trời hương sắc và ngập tràn tiếng cười của biết bao đứa trẻ miền quê Quảng Nam. Ngày nay, trò chơi này ngày càng trở nên nổi tiếng hơn ở mọi miền trên đất nước Việt Nam ta. Vậy bạn biết gì về […]

  • 2 người
  • 1 - 5 phút
  • +
  • 3.0 / 5
button-evalute Đóng góp đánh giá

ĐÁNH GIÁ BOARDGAME

icon close
icon happyVui vẻ: 1
icon calculateTính toán: 1
icon timeThời gian: 1
icon foolLừa gạt: 1
icon complexityĐộ phức tạp: 1

Mô tả trò chơi:

Trò chơi Cờ Gánh hay Cờ Chém cũng từng là một bầu trời hương sắc và ngập tràn tiếng cười của biết bao đứa trẻ miền quê Quảng Nam. Ngày nay, trò chơi này ngày càng trở nên nổi tiếng hơn ở mọi miền trên đất nước Việt Nam ta. Vậy bạn biết gì về cờ gánh? Trong bài viết này, Học Viện Board Game sẽ bật mí cách chơi cực kỳ đơn giản của bộ môn này nhé!

cách chơi cờ gánh 1

Đôi nét về trò chơi cờ gánh 

Cờ gánh hay cờ chém có xuất xứ từ Quảng Nam, Việt Nam, là một trò chơi sử dụng chiến thuật, dành cho hai người chơi đối đầu với nhau như những loại cờ khác như cờ vua, cờ vây, cờ tướng,… Có nhiều giả thiết khác nhau về sự hình thành của loại cờ độc đáo này nhưng chung quy lại, nó là một nét văn hóa đặc sắc của con người xứ Quảng sáng tạo nên.

Người dân bản địa ban đầu chỉ sử dụng các vật dụng khá đơn giản để làm bàn cờ và quân cờ như vỏ sò, vỏ nghêu, viên soi và sử dụng bàn gạch làm bàn cờ.

Về sau, trò chơi này bắt đầu được thị trường ưa chuộng và được cải tiến có các mẫu bàn chơi riêng, được bày bán nhiều tại các cửa hiệu nhà sách, cử cửa hàng văn phòng phẩm.

cách chơi cờ gánh 2

Xem thêm: Cách chơi cờ đam chi tiết cho người mới

Hướng dẫn cách chơi cờ úp đơn giản, dễ hiểu

Mô phỏng quy tắc chơi cờ gánh

Bàn Cờ Gánh có hình vuông, được chia làm 16 ô, trong đó có kẻ thêm các đường ngang dọc, chéo, nhằm thể hiện những đường được phép di chuyển của các quân cờ. Chú ý bàn cờ là một bề mặt phẳng có 25 giao điểm tương ứng với 25 điểm đặt quân.

Quân cờ gánh bao gồm 16 quân, chia thành 2 màu hoặc phân biệt bằng hình dáng, đặc điểm, mỗi màu 8 quân, tương ứng cho 2 người chơi. Khi bắt đầu trò chơi, các quân cờ sẽ được đặt như sau:

  • 1 quân cờ được đặt ở hàng thứ 3, ngoài cùng bên trái, mỗi người đặt 1 bên.
  • 2 quân cờ được đặt tại 2 điểm mép ngoài cùng của hàng thứ 2.
  • Mỗi bên sẽ đặt 5 quân cờ còn lại vào 5 giao điểm hàng cuối cùng của bàn cờ ở phía mình.

Trong quá trình chơi, sẽ xuất hiện việc phải đổi màu (đổi đặc điểm nhận dạng) của quân cờ trên bàn cờ, do đó quân cờ thường hai mặt có hai màu hoặc hai đặc điểm nhận dạng khác nhau. Việc đổi màu khi đó chỉ cần thực hiện bằng cách lật mặt quân cờ. Vì vậy có rất nhiều người chơi sử dụng vỏ sò để làm các quân cờ bởi chúng cô cùng tiện lợi.

cách chơi cờ gánh 3

Hướng dẫn cách chơi cờ gánh cực kỳ đơn giản

Để bắt đầu tiến hành trò chơi, ngoài quy tắc chơi thì các bạn cần phải nắm luật giành chiến thắng trước, cụ thể như: Một ván cờ gánh sẽ được kết thúc khi trên bàn chỉ còn duy nhất một màu quân cờ. Hoặc nói theo cách khác là những quân cờ trên bàn có cùng một loại với nhau thì người sở hữu loại đó sẽ chiến thắng. Ngoài ra, đối phương cũng có thể tuyên bố thua cuộc trước khi kết thúc ván cờ. 

Khi bắt đầu chơi, hai người chơi sẽ chia đều quân cho nhau (mỗi người 8 quân), tương ứng mỗi người có 2 màu sắc riêng để dễ phân biệt với nhau. Tiếp theo, cần đặt cờ vào đúng vị trí trên bàn cờ sau đó lựa chọn người chơi đầu tiên bằng cách lắc xí ngầu hoặc oẳn tù tì. Luật chơi này được người dân xứ Quảng đưa ra và duy trì nó từ xưa cho đến nay.

Sau khi bố trí xong, lần lượt mỗi bên người chơi sẽ di chuyển quân bất kì của mình đến một giao điểm trống trên lưới ô vuông, theo đường ngang, đường dọc hay chéo tùy ý, miễn sao chỗ đó còn trống (chưa có quân nào tại ô đó) và theo đúng đường lưới của ô. 

Nên nhớ, trò chơi cờ này chỉ dành cho tối đa hai người trong một ván nên không thể thêm nhiều thành viên khác. Nếu muốn thì có thể bắt đầu ở ván mới. Một số trường hợp có thể xảy ra trong quá trình chơi như sau:

cách chơi cờ gánh 4

Gánh

Khi một quân cờ của người này đi qua giữa hai quân cờ của người kia, tức là hai quân cờ của đối phương ở hai bên, 3 quân cờ liên tiếp nhau tạo thành một đường thẳng, thì hai quân cờ lân cận của đối phương được coi là “Gánh” và bị đổi màu để trở thành quân cờ ở giữa. Người chơi chỉ được gánh khi chủ động đi quân cờ của mình vào giữa hai quân của đối phương, chứ không thể gánh khi đối phương đi quân. 

Vây (Chẹt)

Khi quân cờ của một người nằm xung quanh quân cờ của người còn lại khiến cho nó không thể di chuyển được, lúc này quân cờ này bị xem là “Vây” hay “Chẹt” (tương tự kiểu chơi của cờ vây). Khi đó quân cờ bị vây (chẹt) sẽ bị đổi màu.

Thế cờ Mở

Trong một số trường hợp, người chơi có thể tự tạo ra thế cờ cho quân đối phương đi vào giữa để gánh quân mình. Như vậy được gọi là nước “Mở”, nước mở với mục tiêu là sau đó người chơi có thể sẽ gánh lại quân đối phương nhiều hơn, hoặc tạo đường đi xa hơn cho các nước cờ của mình. 

Có thể nói theo cách khác, tức khi người chơi chủ động tạo thế mở cho đối phương, thì đến lúc đó đối phương bắt buộc “phải gánh”. Đó là chiến thuật của người chơi, chiến thuật này cũng được rất nhiều người áp dụng. Ngay khi có cơ hội thực hiện, gần như bất kỳ ai cũng cố gắng tận dụng nó. Thế cờ này không chỉ để đổi màu nhiều quân cờ của đối phương mà còn dùng để thoát ra khỏi một thế cờ đang bí.  

Thực chất nguyên tắc chơi của cờ gánh được người dân Quảng Nam sáng lập và quy định, vì trò chơi khá thú vị và giải trí nên được rất nhiều người từ những vùng khác lan truyền và ủng hộ. Ngày nay còn có lối chơi cờ gánh theo hình thức online nữa. 

cách chơi cờ gánh 5

Lời kết

Vậy anh em đã nắm được luật chơi cũng như cách chơi của cờ gánh hay chưa? Để nhận xét thì cờ gánh là một bộ môn cũng khá đơn giản, hình thức cũng tương tự với những loại cờ phổ thông khác, nhưng mỗi trò chơi hiển nhiên sẽ có luật chơi khác nhau. Nếu cảm thấy thú vị, anh em có thể tìm kiếm và chơi thử xem sao nhé!

HuynhQuangDieu
Game liên quan
Game quan tâm nhất